Trong quá trình sử dụng ô tô, hệ thống phanh luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ và dừng hẳn khi gặp chướng ngại vật trên đường. Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất. Vì chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Bởi vậy, đây là hệ thống bạn cần đặc biệt quan tâm tới.
NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG PHANH DẦU
SỬ DỤNG CƠ CẤU TANG TRỐNG
1. Bàn đạp phanh chạm sàn xe khi phanh nhưng không hiệu quả
- Cần đẩy piston xylanh chính bị cong.
- Thay cần đẩy mới.
- Điều chỉnh sai thanh nối hoặc khe hở má phanh.
- Kiểm tra, điều chỉnh lại.
- Thiếu dầu phanh hoặc bị lọt khí vào hệ thống phanh.
- Bổ xung dầu phanh và xả gió hệ thống.
- Xylanh chính bị hư hỏng.
- Thay mới.
- Má phanh bị mòn quá giới hạn.
- Thay mới.
2. Má Phanh ở một bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh.
- Điều chỉnh sai má phanh.
- Điều chỉnh lại.
- Đường dầu phanh bị tắc nghẽn, dầu không hồi về được sau khi phanh.
- Thay mới.
- Xylanh con ở cơ cấu phanh bánh xe đó bị hỏng, bị nứt, piston bị kẹt.
- Sửa chữa hoặc thay mới.
3. Má phanh ở tất cả các bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh
- Điều chỉnh các cần dẫn động sai, hành trình tự do bàn đạp phanh không có.
- Điều chỉnh lại.
-Xylanh chính bị hỏng, piston kẹt, cupen cao su nở làm dầu không hồi về được.
- Sửa chữa hoặc thay mới.
- Dầu phanh có tạp chất khoáng, bẩn làm cupen xylanh chính hỏng.
- Thay chi tiết hỏng, vệ sinh, nạp dầu mới, xả gió.
4. Xe bị lệch sang một bên khi phanh
- Má phanh bánh xe một bên bị dính dầu.
- Làm sạch má phanh, thay piston xylanh bánh xe nếu chảy dầu.
- Khe hở má phanh - tang trống của các bánh xe chỉnh không đều.
- Điều chỉnh lại.
- Đường dầu tới một bánh xe bị tắc.
- Kiểm tra, thông đường dầu hoặc thay đường dầu mới.
-Xylanh con của một bánh xe bị hỏng.
- Sửa chữa hoặc thay mới.
- Tiếp xúc không tốt giữa má phanh và tang trống ở một số bánh xe.
- Rà lại má phanh, thay má phanh mới.
5. Bàn đạp phanh nhẹ
- Thiếu dầu, có khí trong hệ thống dầu.
- Bổ xung dầu và xả khí.
- Điều chỉnh má phanh không đúng, khe hở quá lớn.
- Điều chỉnh lại.
- Xylanh chính bị hỏng.
- Sửa hoặc thay mới.
6. Phanh ăn kém, phải đạp mạnh bàn đạp phanh
- Má phanh và tang trống bị cháy, trơ, chai chứng.
- Rà lại hoặc thay má phanh và tiện láng lại bề mặt, thay tang trống mới.
- Chỉnh má phanh không đúng, độ tiếp xúc không tốt.
- Kiểm tra, điều chỉnh lại.
- Hệ thống trợ lực không hoạt động.
- Kiểm tra sửa chữa.
- Các xylanh bánh xe bị kẹt.
- Sửa chữa hoặc thay mới.
7. Có tiếng kêu khi phanh
- Má phanh mòn trơ đinh tán.
- Thay má phanh mới.
- Đinh tán má phanh lỏng.
- Thay má phanh mới.
- Mâm phanh hỏng.
- Kiểm tra, xiết chặt lại.
8. Tiêu hao dầu nhiều
- Rò rỉ dầu ở xilanh chính, xilanh công tác hoặc ở các đầu nối ống.
- Kiểm tra, thay chi tiết hỏng, xiết chặt các đầu nối, bổ sung dầu, xả khí.
9. Đèn báo mất áp suất dầu sáng
- Một trong hai mạch dầu trước và sau bị vỡ làm tụt áp suất.
- Kiểm tra, sửa chữa.
Hệ thống phanh hoạt động trơn tru mang lại những trải nghiệm an toàn trên đường đi cho người và xe. Tuy nhiên, việc hư hỏng phanh ô tô trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi. Việc kiểm tra, nhận biết lỗi và sửa chữa phanh ô tô đòi hỏi phải có kiến thức kỹ thuật, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp. Lái xe nên tìm đến các trung tâm, gara bảo dưỡng, sửa chữa uy tín để kiểm tra và có phương án sửa chữa triệt để.
Hãy liên hệ với Gara Phi Long Ô Tô BK khi xe của bạn gặp sự cố về phanh để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả.
Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng – chăm sóc xe hơi
Phi Long ô tô BK - Gara ô tô gần đây
Địa chỉ: 98C Hồ Bá Phấn, Phường Phước Long A, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM.
Hotline hỗ trợ 24/7: 0916 22 27 45 hoặc 0931 51 72 77.