Với nhiệm vụ chính là lọc và ngăn bụi bẩn trong không khí vào trong động cơ, lọc gió giữ vai trò quan trọng, giúp xe vận hành ổn định, ít hư hỏng, giảm tuổi thọ và chất lượng. Chính vì vậy, việc bảo quản, vệ sinh và thay lọc gió là một trong những vấn đề đáng được quan tâm và tìm hiểu. Vậy khi nào nên thay lọc gió ô tô? Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết sau nhé.
Tầm quan trọng của lọc gió ô tô
Nói một cách dễ hiểu, lọc gió động cơ tương tự như lá phổi trong cơ thể con người với nhiệm vụ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ.
Tại sao phải thay thế lọc gió động cơ
Sau thời gian sử dụng, lọc gió sẽ bị bẩn dần do bám nhiều bụi từ ngoài không khí, dẫn đến hiện tượng xe bị giảm bớt công suất, bị nóng máy hoặc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Ngoài ra, nếu để lọc gió quá bẩn có thể xuất hiện muội than trong buồng đốt hoặc nếu bụi lọt qua nhiều có thể khiến cảm biến lưu lượng khí nạp nhận biết sai, cung cấp nhiên liệu không chính xác cho động cơ.
Khi nào nên thay lọc gió động cơ
Thực tế, chúng ta không thể khẳng định một cách chắn chắn rằng khi nào thì nên thay lọc gió, vì điều kiện sử dụng của mỗi xe sẽ khác nhau, môi trường làm việc cũng không giống nhau nên sẽ có những thời điểm thay lọc gió khác nhau. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn khuyến nghị rằng chúng ta nên thay sau khi đã sử dụng đi được khoảng từ 20.000km. Với mốc này, bạn có thể tự mình điều chỉnh, kiểm tra, nếu như chất lượng lọc gió kém thì bạn nên nhanh chóng thay thế lọc gió để xe hoạt động ổn định hơn.
Quy trình thay lọc gió động cơ
- Mở nắp ca-pô, che vè phủ cản sau đó tìm lọc gió nằm ở trong khoang động cơ. Lọc gió động cơ thường đặt trong một chiếc hộp cài bằng lẫy hoặc bắt vít.
- Tháo lọc gió và gõ nhẹ xuống mặt đất để bụi bẩn rơi ra ngoài. Sau đó dùng máy xịt khí với áp suất vừa phải để thổi bụi ở các khe của tấm lọc. Trường hợp lọc gió đến kỳ thay thế hoặc quá bẩn khó vệ sinh thì bỏ đi lọc gió cũ và thay bằng loại mới.
- Thay lọc gió mới rồi lắp lại lọc gió theo quy trình ngược lại theo đúng vị trí ghi nhớ ban đầu tránh trường hợp để ngược chiều, sẽ không đậy nắp được. Sau đó dùng tay ấn nhẹ 4 góc giúp giăng lọc gió khít vào rãnh trong hộp chứa và đậy nắp hộp lọc gió, cố định lại bằng chốt gài, bằng đai ốc hay vít cấy.
- Kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không rồi đóng nắp ca-pô.
Hy vọng những chi sẽ trên đây của Phi Long Ô Tô BK sẽ giúp ích bạn phần nào trong việc bảo dưỡng ô tô.